Bạn muốn đầu tư cho mình một cây vợt tốt nhưng không biết cây vợt của mình được căng như thế nào? Bạn cứ nghĩ việc đan cước vợt thì bất kỳ kiểu đan nào cũng đem lại hiệu quả như nhau. Nhưng không phải vậy, đan vợt được chia ra thành 2 kiểu đan riêng biệt đó là đan vợt 2 nút và đan vợt 4 nút.

Vậy căng vợt cầu lông 4 nút và căng vợt cầu lông 2 nút cái nào tốt hơn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Căng vợt cầu lông 4 nút

căng vợt cầu lông 4 nút

Một số đặc điểm cần phải biết về căng vợt cầu lông 4 nút:

- Đan 4 nút đa phần là cách đan với hệ thống lỗ gen 76 lỗ, đây là hệ thống đan vợt cầu lông lỗ gen kiểu mới.

- Có một số loại vợt lỗ gen nhỏ mà nhà sản xuất họ đã tính là buộc phải đan dây có đường kính nhỏ và không cho chia lỗ. 

Ưu điểm:

- Đối với căng vợt cầu lông 4 nút thì có một điểm cộng lớn là lực ngang lực dọc được tách rời nên khi vợt đứt cước, đa phần là chỉ đứt 1 dây 1 chiều ( hoặc dọc hoặc ngang) nên mặt vợt không biến dạng nhiều làm ảnh hưởng tới khung vợt.

Lưu ý: Bất kể là căng cước nào thì bạn cũng nên cắt cước ngay khi bị đứt. Vì khi dây cước bị đứt, vợt sẽ bị mất cân bằng, nếu tiếp tục đánh thì vợt của bạn có nguy cơ bị gãy khung hoặc hiệu quả chơi cũng sẽ bị giảm.

Nhược điểm: Đối với cách căng vợt cầu lông 4 nút thì cước không được căng như đan 2 nút vì chúng ta có 4 nút thắt và có 3 dây mối thắt. Nên tại mặt dây dọc 2 dây áp sát ngoài cùng sẽ không được căng như các dây còn lại do là nút thắt. Vì vậy mặt vợt sẽ không được căng đều như đan 2 nút và sẽ nhanh xuống ký hơn.

Căng vợt cầu lông: Đan 2 nút

Một số đặc điểm cần phải biết về căng vợt cầu lông 2 nút:

- Đan 2 nút với các hệ thống lỗ gen: 72 lỗ, 80 lỗ, 88 lỗ, 96 lỗ…

- Tốc độ căng nhanh.

- Đan vợt 2 nút hầu như được các shop đan theo kiểu đan từ một bên vợt qua hết dây dọc rồi tới dây ngang, sau khi chốt xong sợi dây 10m sẽ dư 1 đoạn dài, khoảng 4 tới 5 cây vợt đan như vậy sẽ có thể đan được 1 cây vợt với dây nối.

Ưu điểm: Đối với cách căng cước vợt cầu lông 2 nút thì cước căng dàn đều trên cả mặt vợt vì chỉ có 2 nút thắt. dây chỉ bị chùng ở dây cuối cùng lúc chốt.

Nhược điểm: Bởi vì lực dây ngang và dọc là 1 nên lúc đứt cước thì vợt sẽ bị méo vì dây đứt rồi dãn sẽ không đều. 

Nên căng vợt cầu lông 4 nút hay căng vợt cầu lông 2 nút?

Nếu nói rằng đan 4 nút hơn 2 nút thì cũng chưa hẳn là chính xác bởi còn yếu tố do stringer (người căng dây) nữa. Đối với Yonex thì khuyên bạn nên căng 4 nút và nếu căng 4 nút thì trong thời gian bảo hành sẽ được bảo hành.

Căng vợt tùy thuộc nhiều vào người căng, nếu bạn đã quen với cách căng cũng như số ký nào thì cứ như vậy mà phát huy chỉ cần phù hợp với bạn là được.

Đứng từ góc độ tâm lý khách hàng cũng dễ thấy được rằng hầu như khách đều muốn vợt căng hơn, căng hơn bình thường thì lại càng tốt. Thế nhưng, nên biết rằng mỗi cây vợt chỉ được thiết kế để chịu tải trọng khi căng nhất định. Vì vậy, bạn hãy chọn cho mình một địa chỉ uy tín và có kinh nghiệm trong việc căng vợt để cây vợt của mình luôn trong tình trạng tốt nhất.

Vậy là cầu lông online vừa chia sẻ cho bạn một vài kiến thức cầu lông về Căng vợt cầu lông 4 nút và căng vợt cầu lông 2 nút cái nào tốt hơn? Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu được ưu nhược điểm của 2 cách căng vợt và lựa chọn ra cách căng vợt phù hợp.

{{data.tin_tuc_next.ten}}

  đan vợt cầu lông,    căng vợt cầu lông 2 nút,    căng vợt cầu lông,    cách căng vợt cầu lông,    độ căng của vợt cầu lông,    vợt cầu lông,    đan vợt cầu lông 4 nút,    căng vợt cầu lông 4 nút,    cách đan vợt cầu lông 4 nút,    căng dây vợt cầu lông,    căng lưới vợt cầu lông,    cách căng vợt cầu lông 4 nút

Bình luận “Căng vợt cầu lông 4 nút và căng vợt cầu lông 2 nút cái nào tốt hơn?

Đánh giá*
  1. viết:

    1. viết: